Nền móng là gì? các bước để xây dựng nền móng

Nền móng được coi như là trụ cột trong cả một công trình, nó có nhiệm vụ chống đỡ tất cả công trình sau này. Vậy nền móng cụ thể là những phần nào? nền móng có ảnh hưởng đến chất lượng công trình về sau hay không? hãy cùng cơ khí Duy Tuấn tìm hiểu tổng quát về xây dựng nền móng nhé.

Nền móng là gì

1. Nền công trình là gì?

Nền móng công trình là bề dày của lớp đất nằm ở bên dưới tầng đáy móng. Nó có tác dụng tiếp thụ toàn bộ trọng tải của công trình phía trên, nền óng của công trình được thiêt kế sao cho trọng lực từ trên dồn xuống được tản lực tối đa nhất có thể. Giới hạn cấu tạo nền gần giống với hình bóng đèn, trái xoan.

2. Móng công trình là gì?

Móng công trình là phần kết cấu bên dưới của công trình xây dựng và liên kết với những kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường,….móng có nhiệm vụ là hấp thu lực và tản lực xuống nền.

Lưu ý, mặt tiếp xúc giữa đáy móng và mặt nền bắt buộc phải là mặt phẳng đều nằm ngang không có độ dốc dù là nhỏ nhất (Phần mặt này được gọi là đáy móng). Bề dày từ phần đáy móng đến phần đất tự nhiên gọi là chiều sâu chôn móng.

Vì nền đất có cường độ nhỏ hơn nhiều so với vật liệu bê tông, gạch, đá… nên phần tiếp giáp giữa công trình và phần nền đất sẽ thường được mở rộng thêm, phần này được gọi là móng. Để tiết kiệm vật liệu, người ta thường giật cấp hoặc vát góc móng.

Đối với móng BTCT thường gồm các bộ phận sau:

– Giằng móng: Còn gọi là đà kiềng có tác dụng là đỡ tường ngăn và làm giảm độ lún lệch của các móng trong công trình. Khi giằng móng được phát triển thành dầm móng sẽ được dùng để làm giảm độ lệch tâm móng, thì cần phải tính toán nó như một dầm trong kết cấu khung.

– Cổ móng: Kích thước cổ móng có thể bằng với kích thước của phần cột tầng trệt nhưng thông thường sẽ được mở rộng thêm mỗi phía 2,5 cm, đều này giúp tăng lớp bê tông bảo vệ cốt thép trong cổ móng.

– Móng (bản móng, đài móng): đấy có hình dàng chữ nhật là phổ biến và sẽ bị vát để tạo một độ dốc vừa phải, đã được tính toán để có kích thước hợp lý, quy tắc tính toán dựa trên nhiều điều kiện.

– Lớp bê tông lót: Thường sẽ dày 100, lớp bê tông đá 4×6 hoặc bê tông gạch vỡ, vữa ximăng mác 50÷100, có tác dụng làm sạch, phẳng hố móng, chống mất nước xi măng, ngoài ra nó còn làm ván khuôn để đổ bê tông móng.